LỜI GIỚI THIỆU
CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP, NHÂN DÂN TA BỊ ÁP BỨC, BÓC LỘT, CUỘC SỐNG CÙNG CỰC; NHIỀU CUỘC KHỞI NGHĨA YÊU NƯỚC ĐỀU BỊ DÌM TRONG MÁU LỬA. ĐẾN NĂM 1920, SAU KHI ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ÁI QUỐC TIẾP THU LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA CỦA LÊ-NIN, THAM GIA THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP ĐÃ ĐÁNH DẤU BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
ĐẶC BIỆT, TRONG THỜI GIAN ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ÁI QUỐC HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TẠI QUẢNG CHÂU (1924 -1927), NHẰM ĐÀO TẠO THANH NIÊN YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRỞ THÀNH CHIẾN SĨ CỘNG SẢN, ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ ĐỀ RA ĐƯỜNG LỐI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG LINH HOẠT, KHOA HỌC. THÔNG QUA CÁC LỚP HUẤN LUYỆN CHÍNH TRỊ CÁCH MẠNG, CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ-NIN, CŨNG NHƯ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG ĐƯỢC BÍ MẬT TRUYỀN BÁ VỀ VIỆT NAM VÀ LAN TỎA, LÀM SÔI SỤC LÒNG YÊU NƯỚC CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM.
Ở CẦN THƠ, THẾ HỆ THANH NIÊN NHƯ: CHÂU VĂN LIÊM, UNG VĂN KHIÊM, NGUYỄN VĂN TÂY, LÊ VĂN SÔ... NAO NỨC BÍ MẬT SANG NƯỚC NGOÀI TIẾP THU CÁCH MẠNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ-NIN VÀ TRỞ VỀ QUÊ HƯƠNG THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐẢNG CỘNG SẢN: ĐẶC ỦY AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG HẬU GIANG (9/1929), TIẾP ĐẾN LÀ CHI BỘ AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG CỜ ĐỎ (10/11/1929). SỰ RA ĐỜI CHI BỘ ĐẦU TIÊN Ở CẦN THƠ KHÔNG CHỈ THÚC ĐẨY PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, MÀ CÒN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG LÂN CẬN, NHIỀU CHI BỘ KHÁC CŨNG ĐƯỢC THÀNH LẬP Ở CÁC NƠI NHƯ ĐỒNG THÁP, VĨNH LONG, AN GIANG… CÁC CHI BỘ ĐÃ TẬP HỢP ĐÔNG ĐẢO QUẦN CHÚNG CỦA ĐẢNG NHƯ: CÔNG HỘI ĐỎ, NÔNG HỘI ĐỎ, THANH NIÊN, PHỤ NỮ PHẢN ĐẾ, … GÓP PHẦN NHANH CHÓNG XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG CŨNG NHƯ SỰ HỢP NHẤT RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGÀY 03/02/1930.
DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Ở CẦN THƠ TỔ CHỨC ĐẢNG CÓ ĐIỀU KIỆN CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG KHÍ THẾ, MẠNH MẼ HƠN. CÁC PHONG TRÀO NHƯ: ĐÒI TỰ DO DÂN CHỦ, DÂN SINH, ĐẤU TRANH BÍ MẬT ĐẾN CÔNG KHAI,... LÀM TIỀN ĐỀ CHO CÁC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THỜI KỲ TIẾP THEO, ĐỈNH CAO LÀ CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ THẮNG LỢI MÙA XUÂN NĂM 1975. CHI BỘ AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG CỜ ĐỎ THẬT SỰ ĐÃ ƯƠM MẦM KHÔNG CHỈ CHO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, MÀ CÒN CHIẾM VỊ TRÍ QUAN TRỌNG XUYÊN SUỐT QUA CÁC CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM, GÓP PHẦN TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
NHÂN KỶ NIỆM 79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945 - 19/8/2024) VÀ NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2024); 95 NĂM THÀNH LẬP CHI BỘ AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG CỜ ĐỎ, BẢO TÀNG THÀNH PHỐ TỔ CHỨC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ “CHI BỘ AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG CỜ ĐỎ VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở CẦN THƠ”, NHẰM TUYÊN TRUYỀN ĐẾN CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN TINH THẦN YÊU NƯỚC, GIỮ VỮNG Ý CHÍ ĐỘC LẬP VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC. CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ KHÁCH THAM QUAN TỪ NGÀY 17/9/2024 ĐẾN NGÀY 01/12/2024.
Bảng trích 1:
“... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.38)
1. Chiến thuyền của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam, ngày 01/9/1858. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
2. Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6/6/1884, triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền thống trị của thực dân Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
3. Thời kỳ chưa có Đảng, đất nước chìm trong bóng tối, người nông dân Việt Nam kéo cày thay trâu. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
4. Nhà của chủ điền Tây PAUL EMÉRY. Ảnh: Ngọc Anh.
5. Một trong những kho lúa của đồn điền Cờ Đỏ. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
6. Kho chứa lúa (sức chứa 500.000 tấn) của nhà máy ở Thới Lai, Ô Môn thực dân Pháp xây dựng để phục vụ chiến tranh. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
7. Cần Thơ – trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa gạo. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
8. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969), người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
9. Đồng chí Trần Ngọc Quế, Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội tỉnh Cần Thơ (2/1928), Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ từ tháng 6 – 10/1945. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
10. Đồng chí Châu Văn Liêm, Bí thư An Nam Cộng Sản Đảng. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
11. Địa điểm thành lập Chi bộ Ngã tư Long Hồ (tháng 3/1930), tiền thân của tỉnh ủy Vĩnh Long, (đồng chí Nguyễn Văn Nhung người ngồi bên trái là Bí thư Chi bộ An nam cộng sản Đảng ngã tư Long Hồ (tháng 9/1929) chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên Ngã tư Long Hồ). Nguồn: Bảo tàng Vĩnh Long
12. Tranh vẽ sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên xã Hòa An (Cao Lãnh)- một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Nguồn: Bảo tàng Đồng Tháp.
- Bảng trích 2:
“... Phong trào đấu tranh của Nhân dân chống thực dân pháp và hoạt động của các sĩ phu yêu nước vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tuy không làm xoay chuyển tình thế, nhưng đã thể hiện lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của Nhân dân miền Tây nói chung, Cần Thơ nói riêng, tạo nên nhân tố tích cực để cho “hạt giống đỏ” cách mạng nảy mầm, sinh sôi nhanh chóng trên mảnh đất Cần Thơ, dẫn đến tổ chức tiền thân của Đảng sớm được thành lập.”
(Lịch sử Đảng bộ thành phố Cần Thơ, tập I, giai đoạn 1929-1945, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội – 2019, tr.21)
Góc 1+2: Thực hiện phông ảnh bìa tác phẩm “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, phía trước phông ảnh thực hiện hình khối bia địa điểm thành lập Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang.
Vách 2 (Trung tâm): ảnh: Toàn cảnh di tích lịch sử - văn hóa Chi bộ An nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ.
BẢNG GIỚI THIỆU
Vào đêm 10 tháng 11 năm 1929, tại căn chòi nhỏ gần lẫm lúa đồn điền Cờ Đỏ, Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ được thành lập, đồng chí Hà Huy Giáp là Bí thư.
Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ đã tuyên truyền, vận động nâng cao giác ngộ cách mạng cho đông đảo nông dân lao động, hướng dẫn đấu tranh đòi quyền lợi thiết thân và chọn lọc quần chúng tích cực đưa vào các tổ chức Đảng; Tác động mạnh mẽ việc xây dựng, phát triển các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh để lãnh đạo phong trào cách mạng những năm tiếp theo.
Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ là Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Cần Thơ. Ngày 31/10/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3824/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
(Theo nội dung bia Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ)
Hình ảnh: 13 ảnh
1. Đồng chí Ung Văn Khiêm, Bí thư Đặc ủy An nam Cộng sản Đảng Hậu Giang năm 1929, Bí thư xứ ủy Nam kỳ năm 1931. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
2. Đồng chí Hà Huy Giáp, Bí thư Chi bộ An nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ thành lập ngày 10/11/1929, tại Thới Lai, huyện Ô Môn. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
3. Đồng chí Nguyễn Văn Nhung, đảng viên Chi bộ An nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ năm 1929. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
4. Đồng chí Bảy Núi, đảng viên Chi bộ An nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ năm 1929. Nguồn: Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Tô Dự.
5. Tranh minh họa thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ. Ảnh: Võ Nguyên Thủy chụp lại từ tranh minh họa của Họa sĩ Tô Dự
Lễ cắt băng khánh thành Di tích Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, ngày 9/11/2019. Ảnh: Võ Nguyên Thủy
6. Tranh minh họa các đồng chí tham gia thành lập Đảng Cộng sản ngày 3/2/1930 tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc), trong đó có đồng chí Châu Văn Liêm. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
7. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969), người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư liệu Bảo tàng TP. Cần Thơ.
8. Đồng chí Châu Văn Liêm (1902 – 1930), Đại biểu An Nam Cộng sản Đảng tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/2/1930. Tư liệu Bảo tàng TP. Cần Thơ
9. Đồng chí Hồ Tùng Mậu, Đại biểu dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam 3/2/1930. Tư liệu Bảo tàng TP. Cần Thơ.
10. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/2/1930. Tư liệu Bảo tàng TP. Cần Thơ
11. Đồng chí Trịnh Đình Cửu, Đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/2/1930. Tư liệu Bảo tàng TP. Cần Thơ.
12. Đồng chí Lê Hồng Sơn, Đại biểu dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ngày 03/2/1930. Tư liệu Bảo tàng TP. Cần Thơ.
13. Đồng chí Nguyễn Thiệu, Đại biểu An Nam Cộng sản Đảng, tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/2/1930. Tư liệu Bảo tàng TP. Cần Thơ.
BẢNG GIỚI THIỆU
“Xã Phong Hòa nay thuộc huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Trước năm 1930 đến năm 1945 xã Phong Hòa thuộc huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ; phía Đông giáp xã Tân An Thạnh (huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long); phía Tây giáp xã Định Hòa; phía Bắc giáp xã Long Thắng; phía Nam giáp sông Hậu. Xã có 10 ấp, diện tích là 3.206,9436 ha.
Phong Hòa - mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tháng 11 năm 1929, Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ra đời tại xã Phong Hòa, là chi bộ đầu tiên thuộc Đặc Khu ủy Hậu Giang do đồng chí Hà Huy Giáp và Ung Văn Khiêm lãnh đạo. Từ khi có Đảng lãnh đạo, các tầng lớp nhân dân xã Phong Hòa một lòng theo Đảng, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.”
(Theo Di tích lịch sử Nơi thành lập một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Cần Thơ, nay tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp)
Góc 2+3: Lễ Tuyên bố thành lập Chi bộ An nam Cộng sản Đảng đầu tiên của tỉnh Cần Thơ tại làng Phong Hòa (căn chòi giữa vườn của đồng chí Đặng Văn Thân, nay thuộc xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tranh của Họa sĩ: Nguyễn Tú Anh.
Vách 3: Vai trò lịch sử và ảnh hưởng của Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ đối với phong trào cách mạng ở Cần Thơ.
Bảng trích:
“Hỡi đồng bào yêu quý!
…Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ...”
Tháng 8 năm 1945
Hồ Chí Minh
(Trích Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh toàn xuất bản lần thứ ba, tập t.3, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà nội 2011, tr. 595 – 596)
Hình ảnh: 12 ảnh
1. Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại Dinh xã Tây, ngày 26 tháng 8 năm 1945. (Ảnh chụp lại tranh sơn mài của Họa sĩ Tô Dự)
2. Nhà số 40, đường Phan Bội Châu (đường Hàng Dừa) thành phố Cần Thơ, nơi thành lập chi bộ ghép liên tỉnh và nội thành Cần Thơ. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
3. Đồng chí Nguyễn Văn Phúc (Trần Duy Phước), Bí thư Chi bộ Phú Hữu, một trong những người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ ở Phú Hữu. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
4. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
Bảng trích:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
…Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gây gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…”
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ ba t.4, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà nội - 2011, tr. 534 ).
5. Nhà việc Cái Răng, nơi đồng chí Lê Bình cùng đồng đội đột nhập tiêu diệt Bộ chỉ huy Pháp, 07 giờ sáng ngày 12/11/1945. (ảnh lớn). Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
6. Lễ ra mắt Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Cần Thơ tại rạch So Đũa, xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành A, Cần Thơ, tháng 5/1961. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
7. Trên 2000 quần chúng đấu tranh trực diện tại “Hội đồng” xã Nhơn Nghĩa, Cần Thơ, chống địch thảm sát, năm 1964. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
8. Anh Ba Ka, du kích xã Đông Phước, Châu Thành, Cần Thơ đánh giặc bằng ong vò vẻ. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
9. Chiến sĩ thông tin chuyển tin chiến thắng Mậu Thân 1968 về Đài phát thanh Giải phóng. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
10. Khởi công xây dựng Hội trường Tỉnh ủy Cần Thơ, tháng 02/1972. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
11. 15 giờ ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh tỉnh Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Văn Lưu (Năm Bình) thay mặt Ủy ban khởi nghĩa thành phố Cần Thơ kêu gọi đồng bào nổi dậy giành chính quyền. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
12. Đồng chí Trần Nam Phú, Chính trị viên Tỉnh đội Cần Thơ cùng chiến sĩ kéo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trước dinh Tỉnh trưởng Chương Thiện, ngày 01/5/1975. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
* Vách 4: Ảnh: Nhân dân Cần Thơ mitting mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.
Tivi chiếu phim tư liệu về Chi bộ An Nam cộng sản Đảng Cờ Đỏ; trưng bày sách của Thư viện thành phố Cần Thơ (trưng bày sách chuyên đề Chi bộ An nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ và phong trào cách mạng ở Cần Thơ)
* Giữa 4 cột:
Mô hình Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ.
Tham quan thực tế ảo chuyên đề