TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BẢO TÀNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phong tục đón Tết của dân tộc Khmer

00:00 - 17/12/2023

TỤC ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC KHMER

CHÔL CHNĂM THMÂY (CÒN GỌI LÀ TẾT CHỊU TUỔI), LÀ LỄ VÀO NĂM MỚI CỦA DÂN TỘC KHMER, THEO LỊCH CỔ TRUYỀN NGÀY TẾT SẼ DIỄN RA TRONG BA NGÀY VÀO GIỮA THÁNG TƯ DƯƠNG LỊCH. ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM GIAO HÒA GIỮA TRỜI VÀ ĐẤT - MÙA NẮNG CHUYỂN SANG MÙA MƯA, CÂY CỎ ĐÂM CHỒI NẢY LỘC, CHÍNH LÀ THỜI ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA NĂM MỚI.

CHÔL CHNĂM THMÂY CỦA DÂN TỘC KHMER NGOÀI VIỆC CHUẨN BỊ CÁC VẬT PHẨM DÂNG LÊN BÀN THỜ TỔ TIÊN, ÔNG BÀ VÀ THỰC HIỆN CÁC PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG TẠI GIA ĐÌNH, NHƯ: CẦU SIÊU CHO NGƯỜI QUÁ CỐ, HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ VÀ CẦU MAY MẮN TRONG NĂM MỚI,… VÀO DỊP NÀY, MỖI GIA ĐÌNH CÒN CHUẨN BỊ LỄ VẬT, CÁC VẬT DỤNG, LÚA, GẠO, … ĐỂ DÂNG CÚNG TẠI CHÙA VÀ THỰC HIỆN CÁC NGHI THỨC PHẬT GIÁO NHƯ: RƯỚC MAHA SANGKRAN (LỄ RƯỚC ĐẠI LỊCH); DÂNG CƠM, CÚNG DƯỜNG; THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐẮP NÚI CÁT; TẮM TƯỢNG PHẬT...  VÀ THAM GIA CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHƯ: HÁT DÙ KÊ, MÚA RÔ BĂM…

CHÔL CHNĂM THMÂY LÀ LỄ HỘI LỚN NHẤT TRONG NĂM CỦA DÂN TỘC KHMER VÀ MANG Ý NGHĨA NHÂN VĂN SÂU SẮC. ĐÂY LÀ DỊP ĐỂ HƯỚNG VỀ TỔ TIÊN, ÔNG BÀ VÀ THỂ HIỆN ƯỚC VỌNG NĂM MỚI MƯA THUẬN GIÓ HÒA, MÙA MÀNG ĐƯỢC BỘI THU.

                                                                          BAN TỔ CHỨC

Chùa Munirannsây chào đón Chôl Chnăm Thmây, năm 2013. Ảnh: Triệu Vinh

Nghi thức rước Đại lịch trong Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer, tại Chùa  Pôthi Somrôn (phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ). Ảnh: Võ Nguyên Thủy

Hòa thượng Đào Như trụ trì Chùa Pôthi Somrôn (phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) thuyết giảng về ý nghĩa tục đắp núi cát trong Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer. Ảnh: Sóc Kha

Gói bánh tét mừng năm mới của dân tộc Khmer. Ảnh: Võ Nguyên Thủy.

 

MÂM

Người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long đựng lễ vật dâng vào chùa trong các dịp lễ hội.

  Tạo dáng tròn dẹp, lòng cạn, thành xiên, thon dần xuống đáy, đáy bằng vành mâm loe rộng, trên vành trang trí đường viền hình cánh sen cách điệu chạy theo hết vành mâm, bên trong vành mâm là 2 vòng hoa văn hoa lá, nụ hoa. Giữa lòng có hoa văn hình chim phượng, hoa lá …

  Mâm có chân cao, phần trên nơi tiếp xúc với mâm thắt eo, sau đó phình to tròn xuống chân đế, mặt đế và mặt trong rỗng, bên ngoài chân đế, trang trí hoa văn hoa lá.

- Chất kiệu: Đồng

- Kích thước: Cao 17.5cm; ĐK miệng 36cm; đường kính chân 22cm

Ô ĐỰNG NƯỚC THƠM

Dùng đựng nước thơm trong các nghi lễ của người Khmer cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

   Màu xám trắng, miệng tròn, sâu lòng, thành thẳng, đáy cong bầu. Trang trí hoa văn dạng chạm khắc hình hoa dây lá. Sát miệng là 1 dãy đường viền vòng quanh, phần dưới là các đoạn rũ xuống hình vòng cung.

- Chất liệu: Kim loại (Bạc)

- Kích thước: Cao 8cm; ĐK miệng 13cm

TRỐNG SA DĂM

Người Khmer Nam bộ sử dụng trong các dịp lễ hội, thế kỷ XX.

   Gồm 4 trống giống nhau:Dạng trụ tròn, rỗng bên trong, dáng trống có một thắt eo ở giữa thân và một ở chân, mặt bịt da, chân đế khắc tầng, mặt ngoài thân trống được vẽ sơn nhiều màu nổi bậc xen kẻ nhau tạo hoa văn có màu sắc sặc sỡ.

- Chất liệu: Gỗ

- Kích thước: Cao 72.5cm; đường kính miệng 20cm

MẶT NẠ LÃO + MẶT NẠ KHỈ

Người Khmer Nam bộ sử dụng trong múa trống Sa dăm.

   Là loại mặt nạ đội trùm kín cả đầu, được làm từ nhiều loại giấy dán ghép lại và nắn tạo hình rồi sơn vẽ mặt ngoài. Gồm 2 mặt nạ, tạo hình khác nhau:

- Mặt nạ lão: hình bà lão, tóc búi sau, miệng mũi méo 1 bên, môi dày to, răng so le, tai đeo khoen tròn.

- Mặt nạ khỉ: tóc xoắn, miệng bành hô ra trước, má bành rộng, răng thưa, mũi thấp nhọn.

- Chất liêu: Nhựa, tre, giấy

- Kích thước: Cao 20cm

 

Tin cùng chuyên mục