TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BẢO TÀNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỘ KHUÔN ĐÚC NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ I-VII) NHON THANH CASTING SET (DATE: 1st -7th CENTURIES)
BỘ KHUÔN ĐÚC NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ I-VII) NHON THANH CASTING SET (DATE: 1st -7th CENTURIES)
Bộ khuôn đúc Nhơn Thành là bảo vật quốc gia đầu tiên của thành phố Cần Thơ, được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày 25 tháng 12 năm 2017. Đây là một sáng chế tiêu biểu của nghề kim hoàn - đại diện cho ngành thủ công nghiệp bản địa vốn rất phát triển trong thời kỳ văn hóa Óc Eo - thể hiện đầy đủ quy trình chế tác đồ trang sức bằng kim loại, từ phác thảo, tạo tác hoàn thiện các khuôn đúc, đến quá trình luyện kim, đổ khuôn và cho ra thành phẩm của cư dân Phù Nam.  
BÌNH GỐM NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ V)  NHON THANH CERAMIC VASE (DATE: 5th CENTURY)
BÌNH GỐM NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ V) NHON THANH CERAMIC VASE (DATE: 5th CENTURY)
Hiện vật được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày 24 tháng 12 năm 2018. Đây là hiện vật có giá trị đặc biệt vừa thể hiện được sự hội tụ, kết tinh đỉnh cao của kỹ thuật thủ công chế tác gốm cùng tư duy thẩm mỹ độc đáo có sự kết hợp từ sự giao thoa văn hóa, tôn giáo ngoại nhập (Ấn Độ) với văn hóa bản địa của cư dân Óc Eo vào giữa thế kỷ I, vừa phản ánh được nét đặc trưng riêng của giai đoạn Văn hóa Óc Eo phát triển ở thế kỷ V- giai đoạn xuất hiện một loại hình gốm cao cấp, chỉ được sử ...
TƯỢNG PHẬT NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ IV-VI) NHON THANH BUDDHA STATUE (DATE: 4th-6th CENTURUES)
TƯỢNG PHẬT NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ IV-VI) NHON THANH BUDDHA STATUE (DATE: 4th-6th CENTURUES)
Tượng Phật được tạc từ một khối gỗ màu nâu đen, trong tư thế tribhanga (đứng lệch hông về bên phải) trên tòa sen hai tầng với từng đường nét mềm mại, thanh thoát. Đỉnh đầu có dấu vết nhục kế usnisa, tóc xoắn ốc. Thân khoác áo cà sa dài xuống chân, đôi chỗ còn dấu vết dát vàng. Đây là hiện vật độc bản, có giá trị đặc biệt, đại diện cho nghệ thuật tạo hình Phật giáo bằng gỗ trong văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Nam bộ nói chung. Ngày 24 tháng 12 năm 2018, tượng Phật được ...
LINGA - YONI GỖ NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ V)  NHON THANH WOODEN LINGA - YONI (DATE: 5th CENTURY)
LINGA - YONI GỖ NHƠN THÀNH (Niên đại: Thế kỷ V) NHON THANH WOODEN LINGA - YONI (DATE: 5th CENTURY)
Đây là hiện vật đầu tiên và duy nhất được tìm thấy trong Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ nói riêng, khu vực Đông Nam Á nói chung. Hiện vật có giá trị đặt biệt, rất độc đáo với chất liệu bằng gỗ cùng kiểu dáng khác biệt so với nguyên mẫu - một đại diện cho tính ngẫu hứng, biến tấu, bản địa hóa sâu sắc trên nền tảng giao lưu văn hóa ngoại nhập của một cộng đồng cư trú, sinh tụ trên vùng đồng trũng nằm sâu trong nội địa thuộc văn hóa Óc Eo, mà di tích Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành là một đại diện.
Hò Cần Thơ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hò Cần Thơ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thành phố Cần Thơ có một trữ lượng về văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú, gồm nhiều thể loại như ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lễ hội, lối sống, nếp sống, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công truyền thống…  Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản này, thời gian qua Bảo tàng thành phố Cần Thơ đã thực hiện nhiều đề tài, dự án liên quan như: Hát ru ở Cần Thơ, Nghề dệt chiếu cái Chanh, Lễ cầu an của đồng bào Khmer, Nhạc lễ Triều Châu ở Thiên Hòa miếu, Lẩu mắm Cần ...
Sưu tập hiện vật về
Sưu tập hiện vật về "Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền"
Mộc Quán (1876-1953) tên thật là Nguyễn Trọng Quyền, là người có công hình thành và phát triển sân khấu cải lương Nam bộ. Ông sinh năm Bính Tý (đời Tự Đức thứ 29) tại làng Thạnh Hòa Trung Nhứt, Tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Trung Kiên, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ). Cha là ông Nguyễn Văn Tường, là người rất giỏi chữ Hán, Nho học, mẹ là Trương Thị Thạnh, hai anh, chị của ông là Nguyễn Thị Tại và Nguyễn Văn Sang và người em út là Nguyễn Trọng Lộc.
Cà ràng – Hiện vật độc đáo của cư dân Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long
Cà ràng – Hiện vật độc đáo của cư dân Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long
Cà ràng được phát hiện trong hố thám sát 15, năm 2011 tại Khu di chỉ khảo cổ học Nhơn Thành, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, được Bảo tàng thành phố Cần Thơ đưa ra trưng bày trong chuyên đề “Báu vật khảo cổ học Tây Nam bộ” từ ngày 22 tháng 8 năm 2018 đến ngày 15 tháng 12 năm 2018; Nhân kỷ niệm 73 năm ngày Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nam bộ kháng chiến.
Cúng tổ sân khấu ở Nam bộ
Cúng tổ sân khấu ở Nam bộ
Hàng năm, vào ngày 11, 12 tháng 8 âm lịch, tất cả các gánh hát đều tổ chức lễ giổ Tổ một cách hết sức trang trọng để tưởng nhớ đến tổ nghề. Đây cũng là dịp để các thế hệ nghệ sỹ giao lưu, gặp mặt sau một năm bôn ba lưu diễn. Lễ cúng Tổ thường tổ chức ở rạp hát hoặc hội trường trong hậu cứ các gánh hát. Trên sân khấu nhìn xuống, ở giữa người ta kê bàn thờ Tổ, bên phải là trang thờ bên trong có một thanh kiếm. Trang thờ này thờ phụng những người theo nghề hát đã khuất. Bên trái là trang thờ ...
Trang sức các dân tộc đồng bằng sông Cữu Long
Trang sức các dân tộc đồng bằng sông Cữu Long
Gần 300 hiện vật có niên đạị từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, bao gồm nhiều chất liệu như: đá, gỗ, kim loại, mã não, vàng, bạc…phong phú về loại hình và kiểu dáng: Trâm cài tóc, vòng đeo tay, kiềng, nhẫn, lắc, hoa tai, mặt dây chuyền, đồng hồ, hộp đựng nữ trang…phản ánh phần nào nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer trên mảnh đất đồng bằng hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng TP. Cần Thơ.
Các sưu tập hiện vật tại Bảo tàng TP. Cần Thơ
Các sưu tập hiện vật tại Bảo tàng TP. Cần Thơ
Hệ thống kho lưu trữ tại Bảo tàng TP. Cần Thơ được quan tâm đầu tư trang thiết bị như: Tủ, kệ, máy điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt hút…đáp ứng tương đối tốt yêu cầu kiểm kê và bảo quản. Với tổng diện tích 03 kho hơn 200m2, tổng số lượng trên 16.000 tư liệu, hiện vật được phân loại và sắp xếp chủ yếu dựa theo chất liệu chính như: gốm, gỗ, đá, kim loại, vải, giấy... Hiện nay, bước đầu Bảo tàng Cần Thơ đã xây dựng được 13 bộ sưu tập hiện vật được phân loại cụ thể như sau:
Nghệ thuật trang trí triển lãm và bảo tàng
Nghệ thuật trang trí triển lãm và bảo tàng
Sau ngày đất nước được giải phóng, khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ xí nghiệp đến hầm mỏ đều tổ chức các cuộc triển lãm khác nhau nhằm phục vụ các nhiệm vụ công tác chuyên môn.
Tổng 20
Số dòng: