Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024)”, Bảo tàng thành phố Cần Thơ phối hợp với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thực hiện triển lãm ảnh “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng”. Chiến thắng Điện Biên Phủ là bằng chứng lịch sử lẫy lừng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp của đế quốc Mỹ (1945 - 1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc; đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, tiền đề cho việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; góp phần thúc đẩy quá trình ta rã của chủ nghĩa đế quốc.
Với hơn 80 hình ảnh, tư liệu chia làm 3 phần: Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trước âm mưu, hành động của thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; Chiến dịch Điện Biên Phủ; Điện Biên ngày mới.
LỜI GIỚI THIỆU
Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ là thắng lợi to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp của đế quốc Mỹ (1945 - 1954); là tiền đề ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chiến thắng LỊCH SỬ Điện Biên Phủ góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời cổ vũ sức mạnh cho toàn quân, toàn dân tiếp tục bảo vệ những thành tựu của cách mạng Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong không khí vui tươi tổ chức các hoạt động sự kiện chào mừng Kỷ niệm Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); Bảo tàng thành phố Cần Thơ phối hợp với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ triển lãm ảnh “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng”. Với hơn 80 ảnh tư liệu có giá trị lịch sử, giới thiệu đến khách tham quan những trang sử hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống ngoại xâm. qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ niềm tự hào dân tộc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng; tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, độc lập của dân tộc.
Triển lãm ảnh “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng” sẽ phục vụ khách tham quan tại Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Phần 1: Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trước âm mưu, hành động của Thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ đây mở ra một kỷ nguyên mới tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.
Không can tâm chịu thất bại, tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và gây hấn ở Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo nhiều chiến dịch quan trọng và hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong Đông Xuân 1953 -1954.
Khi được tin đội chủ lực của Việt Nam hành quân lên Tây Bắc, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh chiếm đóng Điện Biên Phủ.
Sau khi cân nhắc kỹ vị trí chiến lược Điện Biên Phủ, ngày 03/12/1953, tổng chỉ huy quân Pháp Navarre quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một Tập Đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương với 49 cứ điểm, được chia thành 3 phân khu: Bắc, Trung, Nam và được khoanh thành 8 cụm cứ điểm, mang tên 8 cô gái đẹp nước Pháp, với các loại trang bị, vũ khí hiện đại. De Castries được cử làm Chỉ huy trưởng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 06/12/1953, tại Định Hóa, Thái Nguyên, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy kiêm chỉ huy trưởng mặt trận.
Để chuẩn bị cho chiến dịch, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc bấy giờ là sửa đường, mở đường để hành quân lên Điện Biên Phủ. Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" nhân dân cả nước nô nức lên đường phục vụ cho Chiến dịch.
Thực hiện phương án “Đánh nhanh, thắng nhanh” chỉ trong vòng 20 giờ đồng hồ các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mở 15 km đường kéo pháo và được ngụy trang kín đáo hoàn toàn quân Pháp không phát hiện ra. Các chiến sĩ đã vượt mọi khó khăn, gian khổ để kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn vượt qua đèo cao, vực thẳm vào trận địa. Trong lần kéo pháo ra Tổ Quốc đã ghi công tấm gương dũng cảm của Anh hùng Tô Vĩnh Diện (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã hy sinh thân mình cứu pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ và anh hy sinh vào đêm 01/02/1954.
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lễ ra mắt Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, ngày 02/3/1946.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946. Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ
Lễ thành lập đại đoàn Quân tiên phong (Sư đoàn 308), Sư đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát chỉ huy trận đánh Đông Khê trong chiến dịch Biên Giới, năm 1950
Những trận mưa dù của Thực dân Pháp xuống cánh đồng Mường Thanh (tháng 11/1953)
Quân Pháp nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, ngày 20/11/1953
Binh lính Pháp lắp ráp xe bọc thép vừa được máy bay thả xuống sân bay Mường Thanh
Quân Pháp tăng cường xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Toàn cảnh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (tháng 02/1954)
Đại tá De Castries - Chỉ huy trưởng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Pháo 155mm của Thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ
Các quan chức cấp cao của Pháp, Mỹ lên thị sát Điện Biên Phủ
Bộ Chính trị họp bàn tác chiến Đông Xuân (1953 - 1954)
Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tháng 01/1954)
Bộ đội và dân công sửa, mở đường lên Điện Biên Phủ
Các đoàn xe cơ giới hướng về mặt trận
Các đại đoàn chủ lực hành quân lên Tây Bắc
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại hang Thẩm Púa
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại hang Huổi He
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng
Công tác kéo pháo ra chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Anh hùng Tô Vĩnh Diện (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã hy sinh thân mình cứu pháo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đoàn xe ô tô vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men vào mặt trận.
Công binh bắc cầu phao qua sông phục vụ cho chiến dịch.
Dân công sử dụng xe đạp thồ vận chuyển lương thực ra mặt trận.
Dân công hoả tuyến dùng xe trâu chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm ra mặt trận.
Đồng bào các dân tộc Tây Bắc gùi gạo, rau phục vụ cho chiến dịch.
Phần 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ
Mọi công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn tất, Bộ chỉ huy Chiến dịch đã quyết định 17 giờ 05 phút, ngày 13/3/1954 là ngày mở màn chiến dịch. Để có được chiến thắng ngay trong trận đánh mở màn, có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh và một trong số đó phải kể đến là anh hùng Phan Đình Giót, anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội xung phong tiêu diệt cứ điểm.
Một trong những trận đánh diễn ra ác liệt nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, là trận đánh trên cứ điểm A1.
Trải qua 39 ngày đêm chiến đấu ác liệt đã có hơn 2.500 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh, máu đào của các anh đã thấm đẫm từng tấc đất, từng mét chiến hào để đồng đội có thời cơ tổng công kích trên toàn mặt trận để kết thúc chiến dịch.
Chiến thuật đặc biệt mà ta sử dụng đầu tiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đó là chiến thuật “Đánh lấn” Bộ đội ta đã dùng những “con cúi” bện bằng rơm bảo đảm an toàn cho những người nằm ở phía sau đào chiến hào lấn dần về phía địch. Đến cự ly thích hợp, bộ đội ta đã dùng lựu pháo đánh chiếm một số lô cốt địch rồi chọn thời cơ thích hợp bất ngờ nổ súng tiến công, khiến địch không kịp trở tay.
Để đảm bảo công tác cứu chữa thương binh được kịp thời và an toàn, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tổ chức các đội điều trị và bệnh viện dã chiến ngay tại mặt trận, chăm sóc, cứu chữa cho thương binh
Bên cạnh đó, những tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ bị thương cũng được chăm sóc tận tình, chu đáo thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Bác Hồ.
Sau khi các cứ điểm quan trọng của quân pháp bị tiêu diệt, 15 giờ ngày 07/5/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã phát lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho các đơn vị đã tung bay trên nóc hầm De Castries kết thúc "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt". Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, buộc Thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Geveve, lập lại hòa bình ở Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Trận đánh mở màn tại Trung tâm đề kháng Him Lam, ngày 13/3/1954
Đại đội lựu pháo 806, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 bắn những loạt đạn pháo đầu tiên vào Trung tâm đề kháng Him Lam, phân khu trung tâm, sân bay Mường Thanh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ném lựu đạn tại Trung tâm đề kháng Him Lam
Quân Pháp mở đường thoát thân tại Trung tâm đề kháng Him Lam
Anh hùng Phan Đình Giót hy sinh thân mình lấp lỗ châu mai tại cứ điểm 2, Trung tâm đề kháng Him Lam
Chiến thắng Him Lam ngày 13/3/1954
Đơn vị pháo cao xạ bắn rơi máy bay đầu tiên của quân Pháp ở Điện Biên Phủ
Vây lấn, bắn tỉa, đánh chiếm sân bay Mường Thanh
Máy bay của Pháp bị bắn cháy ở sân bay Mường Thanh
Trận đánh chiếm cứ điểm D1
Pháp bắn pháo sáng trên bầu trời Điện Biên Phủ
Trận đánh tại cứ điểm A1
Đánh lấn
Hình thành nhiều tổ phục kích bắn tỉa quân Pháp
Các chiến sĩ của đại đoàn 304 diệt xe tăng và bộ binh Pháp tại Hồng Cúm
Hầm quân y tại mặt trận Điện Biên Phủ
Thương binh Pháp được các bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam giải thích chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Phút thư giãn của bộ đội tại mặt trận
Báo quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản tại mặt trận Điện Biên Phủ
Đoàn văn công của Tổng cục Chính trị biểu diễn văn nghệ tại mặt trận Điện Biên Phủ
Bắt sống tướng De Castries tại Sở Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" tung bay trên nóc hầm Tướng De Castries
Đoàn đại biểu nước VNDCCH tại Hội nghị Genève (Thụy Sĩ), năm 1954
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cờ "Quyết chiến, quyết thắng" cho các đơn vị lập công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đồng bào múa hát mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ
Phần 3: Điện Biên ngày mới
Thời gian đã phủ một màu xanh hoà bình trên mảnh đất Điện Biên năm xưa. Chiến trường năm đó giờ đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan trong nước và quốc tế. Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009, bao gồm 45 điểm di tích thành phần. Điện Biên hôm nay còn nổi tiếng với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và kiến trúc nghệ thuật như: Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ - biểu tượng cho tình đoàn kết các dân tộc, đặc biệt là tình hữu nghị Việt – Lào; với các lễ hội diễn ra từ tháng Một dương lịch hàng năm như: Lễ hội Đua thuyền đuôi Én, Lễ hội Hoa Anh Đào, Lễ hội Thành Bản Phủ. Lễ hội mong chờ nhất và cũng là thương hiệu của Điện Biên đó là Lễ hội Hoa Ban - hoa tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, là biểu tượng của núi rừng Tây Bắc nói chung và người Điện Biên nói riêng.
70 năm đã trôi qua, ký ức về Điện Biên oai hùng, về những con người anh hùng trong chiến dịch Điện Biên vẫn mãi sống trong lòng của thế hệ trẻ hôm nay và mai sau - thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc, ý thức, trách nhiệm về việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu!
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Công trình Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ trên Di tích Đồi F
Di tích Đèo Pha Đin, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, xã Mường Phăng, Thành phố Điện Biên Phủ
Toàn cảnh Trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ
Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ trên Di tích Đồi F- Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
Nghĩa trang A1, Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
Du khách tham quan Di tích Đồi Him Lam, Phường Him Lam, Thành phố Điện Biên Phủ
Toàn cảnh Di tích Đồi A1, Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
Di tích Cầu Mường Thanh, Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
Di tích Hầm Đờ Cát, Phường Thanh Trường, Thành phố Điện Biên Phủ
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Di tích Đồi D1, Phường Tân Thanh và Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông
Di tích danh lam thắng cảnh Hang động Xá Nh, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa
Cao nguyên đá Tả Phìn, huyện Tủa Chùa
Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải, huyện Mường Nhé
Hồ Pá Khoang, xã Pá Khoang, Thành phố Điện Biên Phủ
Một góc bản làng đồng bào dân tộc Thái (bản Che Căn, xã Mường Phăng…)
Té nước cầu mưa trong Tết té nước (Bun huột nặm) của dân tộc Lào, Na Sang 1, huyện Điện Biên
Lễ hội Đua thuyền đuôi Én, thị xã Mường Lay
Sự kiện hoa Anh Đào, xã Pá Khoang, Thành phố Điện Biên Phủ
Lễ hội thành Bản Phủ - xã Nọong Hẹt, huyện Điện Biên
Lễ hội Hoa Ban năm 2023
Khu du lịch sinh thái Him Lam resort, Phường Him Lam, Thành phố Điện Biên Phủ
Cầu Thanh Bình, Phường Thanh Bình, Thành phố Điện Biên Phủ: Công trình chào mừng kỷ niệm 70 Chiến thắng Điện Biên Phủ
Cảng hàng không hoạt động trở lại ngày 02/12/2023 và được khai thác bằng máy bay Airbus A321
Lãnh đạo các Bộ, ngành cùng du khách trong chuyến bay đầu tiên xuống Cảng hàng không Điện Biên bằng máy bay Airbus A321
Trung tâm thương mại Vincom, Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
Đường 7 tháng 5, Thành phố Điện Biên Phủ, công trình kỷ niệm 30 năm thành lập Thành phố Điện Biên Phủ
(Nguồn: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Phòng TB-GD, Bảo tàng TP. Cần Thơ tổng hợp)